Vải thun mè là loại vải thun phổ biến trong ngành may mặc hiện nay, chúng xuất hiện từ lâu đời và được ưa chuộng cho tới ngày nay. Với tên gọi đầy đủ tiếng anh của chúng là Bird’s Eye Pique Fabric. Vải thun mè có bề mặt vải là những chấm lổ nhỏ li ti như như mắt chim hoặc như những hạt mè ( tên gọi dân gian của Việt Nam). Sản phẩm này thường thấy nhất trong những đồng phục thể thao như môn bóng rổ bởi vì những hạt lỗ nhỏ sẽ dễ dàng làm thoát ẩm dễ dàng hơn cho các cầu thủ. Ngoài ra, mè cũng có thể làm đồng phục cho : văn phòng, nhân viên, thợ garage,…hay những khẩu trang sáng tạo tiện lợi cho mùa dịch covid.
Sản phẩm chủ yếu được dệt từ sợi Polyester sợi dài, vì cấu tạo thành phần sợi dài Polyester sẽ làm bề mặt vải không bị xù lông. Việc sử dụng Polyester sợi dài sẽ làm cho sản phẩm ít bị xuống form hơn các sản phẩm khác.
Thành phần chính cấu tạo nên vải thun mè là 95% Polyester và 5% spandex. Việc pha thêm sợi dãn spandex làm cho vải có độ đàn hồi và co giãn tạo thoải mái cho người mặc.
NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA VẢI THUN MÈ
– Bề mặt của vải mềm mịn, sờ vào cảm giác rất nhẹ tay. Vải có đặc tính ít nhàu do thành phần chính chủ yếu là sợi polyester có trong bề mặt vải. Vải có độ khô ráo nhanh hơn so với các loại vải khác do tính chống ẩm của chúng rất cao. Vải có độ bền màu cao hơn so với các loại vải thông thường khác.
– Vì được dệt từ sợi Polyester nên khi đốt vải sẽ có hiện tượng vón cục và cứng. Ngoài ra, khi đốt vải có mùi khét như mùi nhựa và hắc khó chịu.
– Vải có khả năng bắt lửa cực kém hơn so với vải chất liệu sợi khác.
THUỘC TÍNH CO GIÃN
+ Trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vải thun mè sẽ chia làm 2 loại :
– Vải thun mè 2 chiều : Vải chỉ có độ co giãn 1 chiều nhất định nhờ thành phần pha sợi spandex thấp. Nhưng vì đặc tính kể trên vải sẽ có độ giữ form nhất định và ít chảy xệ vải. Và điều đặc biệt giá thành sản phẩm kể trên sẽ rẻ hơn vải mè 4 chiều.
– Vải thun mè 4 chiều : Là loại vải co giãn đa dạng nhiều hướng, có thể co giãn bề ngang lẫn bề dọc. Nhờ đặc tính pha sợi spandex nhiều cho nên vải có độ co giãn khá cao, phù hợp cho việc may thiết kế những chiếc áo cao cấp như đồng phục thể thao cao cấp, áo cặp đôi,…
Ngoài ra, nhờ đặc tính đó vải sẽ cho người dùng cảm giác mềm mại và thoáng mát hơn. Cho nên vải mè 4 chiều sẽ có giá thành rất cao trên thị trường so với hàng 2 chiều.
Ưu điểm và nhược điểm của vải mè :
+ Ưu điểm :
– Có độ đàn hồi và độ giữ dáng tốt do sợi polyester mang lại, phù hợp hoạt động thể thao hay các hoạt động ngoài trời.
– Không có hiện tượng xù lông trong quá trình mặc
– Giá thành sản phẩm rẻ phù hợp với nhu cầu người tiêu thụ
– Việc giặt ủi trở nên dễ dàng vì hầu như vải ít có hiện tượng nhăn
– Ít bám mùi trên bề mặt vải
– Nhờ thiết kế có những hạt lỗ mè nhỏ li ti trên bề mặt vải cho nên vải có độ thoáng khí thoải mái nhất định.
– Rất ít nhăn.
– Khả năng khử mùi, kháng khuẩn tốt.
– Độ cầm màu cực tốt và dễ dàng cho việc in ấn, in 3D hay in chuyển nhiệt
+ Nhược điểm :
– Vải sẽ có cảm giác nóng khi mặc do 100% sợi polyester ít có độ thấm hút. ( Việc thiết kế lỗ nhỏ li ti trên bề mặt vải sẽ giúp vải có độ thoáng khí nhẹ )
– Có thể xảy ra hiện tượng dị ứng với những người mẫn cảm do vải poly thông thường phải xử lý hóa học trước khi ra thành phẩm
– Khả năng phân hủy thấp